Xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, nền văn hóa của đất nước ta đã xuất hiện nhiều loại hình nghệ thuật kiến trúc, trong đó có điêu khắc, đã phát triển không ngừng và tạo ra những tác phẩm xuất sắc. Điêu khắc hoa văn Việt Nam sở hữu những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam kết hợp với điêu khắc Trung Hoa và Chăm. Bài viết này sẽ tìm hiểu về các loại hình hoa văn, phù điêu xuất hiện tại Việt Nam.
Khoảng thời gian xuất hiện các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật
Ở Việt Nam, điêu khắc đã xuất hiện ngay từ những ngày đầu buổi bình minh của lịch sử. Trong các nền văn hoá khảo cổ như: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn ở miền Bắc; Hay Sa Huỳnh ở miền Trung; Óc Eo ở Nam Bộ…. Đều đã có sự xuất hiện của nghệ thuật điêu khắc mà minh chứng để lại phần lớn là những bức tượng điêu khắc cỡ nhỏ và rất nhỏ bằng đá, đất nung hay đồng.
Thế nhưng trong khoảng hơn 1000 năm Bắc thuộc, thời gian này đã làm gián đoạn tiến trình nghệ thuật Việt nói chung và nghệ thuật điêu khắc Việt nói riêng trên địa bàn miền Bắc Việt Nam. Trong khi ấy điêu khắc vẫn tiếp tục phát triển ở miền Trung với Chămpa và ở Nam Bộ với Phù Nam rồi Chân Lạp. Mãi cho đến kỷ nguyên độc lập phong kiến kể từ các triều đại Đinh- Tiền Lê- Lý cho tới Lê- Trịnh và Nguyễn. Thì nghệ thuật điêu khắc của người Việt mới phát triển bền vững, lan tỏa rộng và vươn tới đỉnh cao điêu khắc cổ điển của dân tộc.
Điêu khắc hoa văn Việt Nam vào thời Lý
Thời kỳ độc lập trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ thời nhà Lý. Trong đó Bắc Ninh và Thăng Long là hai trung tâm văn hóa và kiến trúc. Những bức tượng sư tử trong thời kì này vừa duyên dáng lại vừa mạnh mẽ. Tinh vi nhất là các hoa văn họa tiết trang trí. Hình tượng loài rồng trong thời Lý, được khắc họa khá ngoằn nghèo, thân nhỏ, khá giống với loài giun đất. Rồng từ thời điểm đó trở đi bắt đầu được sử dụng làm biểu tượng chính thức của Hoàng đế.
Phật giáo trong thời kỳ này cũng phát triển thịnh vượng, trở thành quốc giáo. Hình ảnh cây bồ đề từ đó cũng được sử dụng nhiều trong thiết kế trang trí. Tiêu biểu là những tác phẩm hoa văn, trụ cột, tượng Phật tại chùa Phật Tích tỉnh Bắc Ninh, đây là những di tích lớn nhất của thời kỳ này (thế kỷ 11-12) còn tồn tại đến ngày nay. Ngoài ra còn có hoa văn tại Đà Nẵng và một số tỉnh thành khác.
Điêu khắc hoa văn Việt Nam vào thời Trần
Tại thời kỳ này, ngành điêu khắc Việt Nam có sự giao thoa mạnh mẽ với điêu khắc Trung Quốc dưới triều đại nhà Đường và điêu khắc Chăm ở miền Nam. Những thay đổi về mặt chính trị, cũng đã ảnh hưởng và làm thay đổi nghệ thuật. Dưới triều đại Trần và Hồ – thế kỷ 13-15 – điêu khắc đã biến đổi rất nhiều. Những tác phẩm điêu khắc tại chùa Thái Lạc (tỉnh Hưng Yên) đã cho chúng ta thấy được sự chuyển đổi rõ ràng này.
Các họa tiết hoa văn Việt Nam đã trở nên thực tế, mạnh mẽ. Những bức tượng bằng gỗ triều đại nhà Trần là những bức tượng cổ lớn nhất từng được bảo tồn tại Việt Nam. Những con rồng đời nhà Trần đầy mạnh mẽ và hùng mạnh, chúng khác rất nhiều so với những con rồng thanh mảnh đời nhà Lý.
Điêu khắc hoa văn Việt Nam vào thời Lê
Đây là thời kỳ mà nghệ thuật Chăm đặt những ảnh hưởng cuối cùng của mình lên ngành điêu khắc Việt Nam. Từ thời nhà Trần trở đi, các chất liệu thường được sử dụng để tạo tác phẩm thường là đá cứng, gỗ, và đất nung… Hình ảnh rồng trong thời kỳ này trong thật hùng vĩ, trong khi con ngựa trong lăng mộ hoàng gia chỉ cao 45cm, giống như một món đồ chơi.
Điêu khắc hoa văn Việt Nam vào thời Nguyễn
Vào thế kỷ 19, điêu khắc hoa văn Việt Nam đạt đến đỉnh cao thông qua các công trình hoàng gia. Ngôi mộ vua Khải Định (1885-1925) với tượng đá, ngựa và voi được chạm khắc tinh xảo. Mộ của vua Đồng Khánh (1864-1889) cũng rất đáng chú ý với các hoa văn, họa tiết, ở mặt trước với biểu tượng hai con cá chép, hai con rồng dưới ánh mặt trời ám chỉ cuộc đời ngắn ngủi của ông. Thông qua đôi bàn tay tài hoa, các nhà điêu khắc đã thể hiện những đường nét thẩm mỹ của riêng mình, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật sống động.
Nghệ thuật chạm khắc còn được thể hiện trên những tấm bia với các bài thơ, thi ca do các vị vua sáng tác, cũng cho thấy nghệ thuật điêu khắc độc đáo vào thời Nguyễn. Một trong những điển hình là tấm bia Khiêm Cung tại lăng vua Tự Đức (1829-1883). Tấm bia lớn nhất Việt Nam này mang phong cách trang trí hoàng gia thời nhà Nguyễn. Nó được chạm khắc công phu trong khi bề mặt được chạm nổi, khắc những con rồng và những đám mây.
Đơn vị chuyên điêu khắc hoa văn đẹp trên toàn quốc
Điêu khắc hoa văn Việt Nam đã tồn tại và phát triển xuyên suốt các thời kì của nền văn hóa Việt Nam. Ngày nay, hoa văn được ứng dụng nhiều trong trang trí nội ngoại thất, các công trình nhà biệt thự, chùa chiềng, nhà thờ, nhà hàng, tạo nên vẻ đẹp sang trọng, nghệ thuật cho công trình.
Công ty Điêu Khắc Sài Gòn là đơn vị chuyên thi công hoa văn tại thành phố Hồ Chí Minh, hoa văn Hà Nội, hoa văn Đà Nẵng, và các tỉnh thành khắp trên cả nước Việt Nam. Mọi nhu cầu về thi công hoa văn vui lòng liên hệ để được tư vấn hỗ trợ.