Hoa Văn Trống Đồng Có Ý Nghĩa Gì? Nguồn Gốc Và Văn Hóa

Hoa Văn Trống Đồng 7

Từ thời xa xưa trống đồng đã được xem là một trong những bảo vật của dân tộc Việt Nam. Đến hiện nay trống đồng vẫn rất được yêu thích và nhiều gia đình sử dụng để làm quà tặng trang trí nội thất. Tuy nhiên thì không phải bất kì những ai sở hữu trống đồng đều hiểu được ý nghĩa và sự tinh xảo của hoa văn trống đồng. Trong bài viết này hãy cùng Điêu Khắc Sài Gòn ART khám phá những ý nghĩa của hoa văn trống đồng nhé!

Hoa Văn Trống Đồng 1

Hình ảnh trống đồng có nguồn góc từ đâu?

Người đã đứng ngoài của cuộc tranh luận này, ông Charles Higam – Một học giả phương tây đã đưa ra được các giả thuyết rằng trống đồng đã được sáng tạo bởi các nghệ sĩ tài hoa của một nhóm người có tố chức ngày càng phức tạp hơn với địa bàn trải dài xuyên suốt biên giới Việt – Trung hiện đại, để có thể trang bị cho các chiến binh và làm biểu tượng cho vị thế cao của những người lãnh đạo.

Ông viết rằng: “Việc tìm kiếm nguồn gốc tại một vùng này hay vùng khác đã bỏ qua điểm quan trọng. Các thay đổi đã được thực hiện suốt từ vùng mà ngày nay là miền Nam Trung Hoa tới đồng bằng sông Hồng bởi các nhóm người mà thời đó đã trao đổi hàng hóa, tư tưởng, và cùng chống lại sự bành trướng từ phía Bắc của một quốc gia hùng mạnh và hiếu chiến”

Hoa Văn Trống Đồng 2

Quan điểm của ông nêu ra cũng tương đồng với những gì mà các nhà nghiên cứu tại Việt Nam đưa ra, Trung Quốc cũng đồng tình với điều này, hay đối với phương Tây trống đồng chính là sản phẩm của người Lạc Việt –  tộc người Việt cổ được cho là có địa bàn sinh sống trải dài từ miền nam Trung Quốc tới miền Bắc Việt Nam.

Ý nghĩa của trống đồng trong văn hóa xưa

Trống đồng cổ thường được các thủ lĩnh, tộc trưởng, những người có quyền lực cao trong xã hội dùng trong các nghi lễ tôn giáo, các lễ hội hay trong các cuộc chiến thời xưa nhằm kêu gọi, khích lệ tinh thần chiến đấu của các binh sĩ. Chính vì thế, trống đồng được coi là biểu tượng của quyền lực, là một tài sản quý giá dành cho những người có địa vị tối cao trong xã hội.

Ngoài ra, theo tín ngưỡng của người Việt cổ, trống đồng còn là vật linh thể hiện niềm tin mãnh liệt của con người vào thế giới tự nhiên thông qua cáchọa tiết trống đồng đơn giản với hình ảnh mặt trời- đấng tối cao của loài người ở vị trí trung tâm, bao quanh là những họa tiết xoay quanh cuộc sống nhân sinh giữa con người với tự nhiên.

Bên cạnh đó, chất liệu đồng được coi là có sinh khí tốt, hấp thụ linh khí của đất trời qua hàng ngàn năm tích tụ dưới lòng đất, nên trống đồng còn được quan niệm là có khả năng xua đuổi tà ma, quỷ dữ, đem lại sự may mắn và bình an cho con người.

Hoa Văn Trống Đồng 5

Khám hóa ý nghĩa hình ảnh của các hoạt tiết trên hoa văn trống đồng

Họa tiết hoa văn trống đồng có nhiều loại vô cùng đa dạng và phong phú đó là những ngôi sao, chim lạc, các biểu tượng nhạc cụ, các loại trang phục cổ xưa, hình ảnh nhà sàn dân tộc, các hoạt động đời sống con người như múa, đánh trống,…Những hoạt tiết trên mặt trống đồng không đơn giản là các hình ảnh để trang trí mà còn có ý nghĩa sâu sắc về văn hoá, truyền thống và niềm tự hào dân tộc.

Ngôi sao lớn ở trung tâm mặt hoa văn trống đồng

Hình ngôi sao trung tâm (8 đến 14 cánh) chính là biểu tượng đẹp nhất của trống đồng Đông Sơn: đại diện cho hình ảnh tối cao trong thiên nhiên đó là mặt trời. Người xưa quan niệm mặt trời cung cấp năng lượng và ánh sáng cho họ nên họ tôn sùng và biết ơn.
Ngoài ra hình ảnh ngôi sao chính là bức thiên đồ cho phép xác định được các ngày tiết trong năm. Đó là loại lịch ngày âm , kết hợp chu kỳ mặt trăng và mặt trời, bắt nguồn từ văn hóa Bách Việt, mang đậm nét văn hóa nông nghiệp lúa nước ở phương Nam. Số lượng của các tia, chim bay, hươu, thuyền hầu hết là số chẳn, biểu hiện cư dân thời bấy giờ biết đo đếm. Số tia 12 chiếm đa số liên quan đến số tháng trong năm

Hoa Văn Trống Đồng 10

Chim thú trên mặt trống

Những hình ảnh chim Lạc, chim Hồng- vật tổ của người Lạc Việt được cách điệu cao và phân bố dày đặc trên mặt trống với nhiều tư thế, hình dáng khác nhau, từ chim bay, chim đậu đến chim đứng chầu mỏ vào nhau. Xen kẽ với đó là hình ảnh hươu nai- loài vật hiền lành và thân thuộc với con người sống giữa thiên nhiên.
Hình ảnh các loài chim thể hiện cho sự sùng bái thiên nhiên. Với quan niệm chim chính là tổ tiên của loài người, hình ảnh quả trứng trong truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ hoặc họa tiết chim thể hiện sự biết ơn tổ tiên.
Hoa Văn Trống Đồng 8

Nhà sàn trên mặt trống

Họa tiết nhà sàn dân tộc trên trống đồng được sử dụng rất nhiều, với loại hình kiến trúc nhà mái cong và nhà sàn mái tròn. Hình ảnh ngôi nhà có 2 cột chống phía đầu nhà, 2 đầu và giữa có kê thang lên sàn. Những ngôi nhà mái cong là nhà dân ở.
Đây cũng được coi là hoạt tiết trống đồng đơn giản mang nét đặc trưng của văn hóa truyền thống, thể hiện một phần cuộc sống của con người thời kỳ dựng nước sơ khai.

Hoa Văn Trống Đồng 6

Các nhạc cụ trên trống đồng

Trống đồng Đông Sơn ở mặt trống thường khắc 2 nhạc cụ chính là kèn và trống. Hai nhạc cụ này được người dân chơi ở dịp tết, lễ hội. Trong đó có 2 loại trống:

  • Trống diễn tấu trong một dàn trống. Người đánh trống sẽ ngồi hoặc đứng ở sàn. Lúc này cầm gậy dài đánh theo chiều đứng. Trống đặt trên các chiếc giá sát đất. Kiểu đánh này vẫn được nhìn thấy hiện nay ở những ngày hội của đồng bào Mường ở các tỉnh Hoà Bình.
  • Trống một người biểu diễn là người cầm trống trong nhà hoặc trên thuyền để giữ nhịp.

Hoa Văn Trống Đồng 7

Các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người

Những họa tiết mô tả cuộc sống sinh hoạt thường ngày của con người như nhảy múa, giã gạo, chèo thuyền, đánh trống,… là những họa tiết trống đồng đơn giản mang tính biểu tượng cao, nhưng đã khắc họa rõ nét cuộc sống bình yên, hạnh phúc và hưng thịnh trong thời kỳ sơ khai của đất nước.

Hình ảnh vũ công nhảy múa, trang phục dân tộc, cảnh quây quần sinh hoạt của con người được khắc họa trên trống đồng đã thể hiện những gì đẹp nhất, đặc sắc nhất trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt xưa. Những họa tiết trống đồng này không chỉ có giá trị nghệ thuật, lịch sử cao, mà còn giống như một phương thức truyền tải bản sắc dân tộc quý báu đến các thế hệ mai sau.

Phân loại trống đồng

Theo như nhà khảo cổ học người Áo Franz Heger đã phân loại:

Trống đồng Hoàng Hạ, loại Heger I, được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.

  • Trống Heger I, còn có tên gọi là trống Đông Sơn. Trống loại này thường lớn, thân trống hình trụ thẳng đứng. Mặt dưới để trống, mặt trên có hình sao đúc nổi với 12 cánh. Trên một số trống, chỉ có 8 cánh sao, như trống đồng Quảng Xương, hoặc 14 cánh như trống đồng Ngọc Lũ, Sông Đà, Thượng Lâm. Hoặc 16 cánh như Hoàng Hạ, Salayar. Trống loại này được tìm ở khắp vùng Đông Nam Á, nhưng tập trung nhiều nhất ở Việt Nam.

Trong danh sách các trống Heger I, tiêu biểu nhất là các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, và Sông Đà.

Trống đồng Lạng Sơn, loại Heger II, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.

  • Trống Heger II: thân của trống chỉ có 2 phần, không có hình người hay vật nữa, thay vào đó toàn là hoa văn hình học. Trên mặt trống thường được điêu khắc hình khối bốn con cóc, đôi khi sáu con. Mặt trời có 8 tia. Loại này phân bố ở vùng Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc; ở Việt Nam cũng có nhiều loại trống này và còn được người Mường sử dụng, nên có người gọi là trống Mường.

Trống đồng Tân Độ, loại Heger III, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.

  • Trống Heger IIIcó quai nhỏ đẹp. Mặt trời có 12 cánh. 4 góc mặt có cóc, thường là ba con chồng lên nhau thành 12. Trang trí toàn bằng họa tiết hình học và hoa văn. Dưới chân có đoàn voi đúc nổi đi chung quanh cây “đời sống”. Đôi khi ốc thay voi. Được phát hiện ở Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma và Vân Nam (Trung Quốc).

Trống đồng Long Đọi Sơn, loại Heger IV, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.

  • Trống Heger IVcó kích thước thường nhỏ, không có cóc. Ngôi sao bao giờ cũng 12 tia, nhiều khi rõ tên 12 con vật địa chi. Tìm thấy ở Trung Quốc và Việt Nam.

Theo như cách đã phân loại này thì trống đồng Heger I đã là trống đồng cổ xưa nhất. Trong số đó thì trống đồng Ngọc Lũ được cho là phiên bản đẹp nhất của Trống đồng Đông Sơn.

Hoa Văn Trống Đồng 3

Trống Ngọc Lũ được coi là trống quan trọng nhất trong các trống Đông Sơn. Chiếc trống được tình cờ phát hiện vào năm 1893 tại tỉnh Hà Nam, phía đông nam Hà Nội, thay vì trong một chuyến thám hiểm dự kiến. Trái ngược với hầu hết các trống đồng Đông Sơn khác, mặt đàn có ba tấm đồng tâm khắc hình động vật hoặc con người, xen kẽ với các dải hoa văn hình học hoặc hình tròn.

Bảng điều khiển trong cùng dường như là một mô tả tự tham chiếu, vì nó được trang trí bằng hình ảnh của những người dường như đang thực hiện một nghi lễ liên quan đến chính những chiếc trống. Các nhạc cụ khác và các hoạt động trồng và thu hoạch lúa cũng được trình diễn. Hai tấm bên ngoài được trang trí bằng các cảnh hươu, nai sừng tấm và cò hạc.

Trống Hoàng Hạ được phát hiện ở tỉnh Hà Sơn Bình năm 1937 gần làng Hoàng Hạ, với mặt ngoài là những con nghê hạc và mặt trong có hình một đám rước tương tự như trống Ngọc Lũ, nổi tiếng nhất của trống đồng. Trống đồng Đông Sơn. Bốn người đàn ông lông vũ được miêu tả đang đi trên một hàng, vung giáo, với hai nhạc công theo sau.

Một người được miêu tả đang đứng dưới mái hiên của một ngôi nhà, đánh trống trong khi cánh đồng lúa không có người trông coi, để cho một con chim ăn lúa dự định đập lúa. Những chiếc thuyền được mô tả trên lớp áo của trống rất giống nhau, với một chiếc mũi khoét tương tự, cung thủ đứng trên bục cao và một chiếc trống. Tuy nhiên, trống đồng khác với trống đồng Ngọc Lũ ở chỗ không có con vật.

Hoa Văn Trống Đồng 9

Trống Sông Đà được phát hiện ở tỉnh Hà Sơn Bình vào thế kỷ 19. Trống thể hiện một đám rước tương tự như được mô tả trên trống Ngọc Lũ, nổi tiếng nhất của trống Đông Sơn. Chiếc trống này khác nhau ở chỗ nó mô tả bốn bộ người đàn ông trong đám rước với mũ đội đầu bằng lông vũ, thay vì hai chiếc.

Ngoài ra, mỗi nhóm bao gồm ba hoặc bốn người mà không ai trong số họ dường như được trang bị vũ khí. Tư thế của những người đàn ông được hiểu là họ đang tham gia một buổi khiêu vũ chứ không phải là một nghi lễ quân đội. Trong trống này chỉ có một cặp người đang tuốt lúa và không có người chơi chũm chọe. Tuy nhiên, các họa tiết chung, chẳng hạn như những con thuyền trên lớp áo, vẫn được giữ nguyên.

Hoa văn trống đồng có ý nghĩa gì?

Nhìn các chi tiết hoa văn trống đồng được khắc họa thì có thể thấy đây là các hình mang tính chất biểu tượng, ước lệ và cách điệu cao. Từng đường nét chị tiết hoa văn trên trống khúc triết, đơn giản mà tự nhiên, sinh động nhất ( hình người, chim, thú, nhà, thuyền,….).

Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của kỹ thuật đúc đồng tuyệt vời của người Việt cổ. Hàng trăm khuôn đúc bằng đất nung và đá đã được phát hiện ở các làng Việt cổ và các ngôi mộ cùng thời đại. Trên địa bàn văn hóa Đông Sơn đã tìm thấy nhiều hiện vật, cổ vật bằng đồng phong phú hơn đồ sắt.

Hoa Văn Trống Đồng 11

Những chiếc trống đồng lớn được đúc bằng kỹ thuật điêu luyện mà các chuyên gia cho rằng đó là phương pháp đúc bằng sáp đã mất. Đó là quá trình mà một tác phẩm điêu khắc kim loại trùng lặp được đúc từ một tác phẩm điêu khắc ban đầu. Ngày nay chúng ta không thể sản xuất những chiếc trống hoàn hảo như vậy bằng phương pháp đúc truyền thống.

“Vẻ đẹp của trống đồng Đông Sơn nằm ở việc chúng thể hiện những hình thái sơ khai và nghề trồng lúa nước của chúng ta. Những chiếc trống do người Đông Sơn tạo ra và được cho là biểu tượng tâm linh và sức mạnh của họ ”, ông Sinh nói.

Hoa Văn Trống Đồng 12

Những phiên bản của trống Đồng Đông Sơn như đã nhắc ở trên là Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Quảng Xương,…mà những hình tượng ngôi sao nhiều cảnh biểu tượng cho mặt trời được thể hiện khác nhau. Xung quanh sẽ có các vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng đều có một hình trang trí, trong đó sẽ có ba vòng được trang trí hình con người và vật, một vòng hình hươu và chim xen kẽ, một vòng thì có hình loại chim ăn cá, con đứng, con bay.

Kể từ ngày cái trống này được moi ra khỏi chổ chôn giấu đến nay, những hình vẽ trên mặt trồng vẫn là một thách đố đối với các nhà khảo cổ học, cũng như với nhân dân Việt Nam muốn tìm hiểu nó định nói cái gì ?

Phải gọi là rất kính phục và cảm ơn các nhà khảo cổ Tây phương nhất là ở trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp, để rất nhiều năm tháng và tâm tư cùng đem những sử học, mày mò, khảo sát, suy luận và giả thiết. Các vị ấy đã viết nên cả những bộ sách lớn khiến trống đồng trở thành một vật nổi tiếng trên Thế Giới.

Nhờ các vị mà rất đông những nhà học giả của nước chúng tôi khi đề cập đến di sản văn hoá này cũng đã khiến được cho quần chúng bình dân biết đại khái rằng ngày xưa các bộ lạc của tổ tiên mình thờ vật tổ là con chinh tên là Lạc, thờ thần mặt trời ( vì hình vẽ ở trung tâm mặt trời loé ra nhiều tia sáng),lại có những hình người đội mũ cánh chim, mặc áo xòe ra như lông cánh chim, rồi có cả mắt chim ở đầu mũi thuyền, đầu mũi tên, trên mái chèo, bánh lái thuyền, …

Nhiều vị xác quyết rằng bộ lạc cổ xưa này sau đó di cư đến các hải đảo Thái Bình Dương, nên có liên hệ bà con với bộ lạc Dayak ở Bornéo, còn có hình thuyền giống như trên trống dùng vào dịp tang lễ. Nhiều vị khác còn thêm tại miền Bắc có bộ lạc hay hoá trang cái đầu thành đầu chim trong lễ nghi cúng kiếng theo điệu trống đồng.

Trống vốn không biết nói, cũng không biết thế nào mà dám cãi. Thôi thà tuỳ người ta nhớ được một tiền tích nào ở đâu thì sẵn ghép cho nó những nội dung khác nhau. Ra sao nó cũng phải chịu.

Các hoa tiết hình thuyền chiến, thuyền đua, xương cá, các loại cá, rắn, nhà sàn, lầu gác cho thấy ngành ngư-lâm cũng rất quan trọng và phát triển trong sinh hoạt lúc bấy giờ. Người dân đã biết khai thác rừng để làm nhà ở, lấy gỗ đóng thuyền dùng trong ngư nghiệp và làm phương tiện di chuyển. Các dụng cụ sinh hoạt hàng ngày, và vũ khí gươm giáo chống giặc.

Hoa Văn Trống Đồng 13

Trong thời Cổ đại, có một số bộ phận người chuyên sống với nghề biển, sông hồ. Do đó, họ biết khai thác các chiến thuyền để chống ngoại xâm bảo vệ xứ sở và phát triển nghề đánh bắt cá, ốc sò để làm đa dạng tăng thêm lương thực. Đây cũng là lý do nhiều trống đồng được tìm thấy ở Miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vài nước Đông Nam Á.

Hoa Văn Trống Đồng 14

Các họa tiết hình vũ công múa hát, hóa trang trong lễ hội, tục đối đáp khắc trên trống đồng, và hoạt cảnh hát hò trong khi chèo thuyền, đánh cá, làm ruộng…. Trong nhà sàn, từng cặp nam nữ ngồi đối diện, lồng tay chân nhau cùng ca hát, đối đáp . Từng hoạt cảnh khắc nối tiếp nhau cho thấy đời sống văn hóa thời điểm này cũng rất sống động, các lễ hội được tổ chức theo chu kì.

Địa chỉ cung cấp hoa văn trống đồng uy tín, chất lượng tại TP.HCM

Mua hoa văn trống đồng để trang trí trong không gian sống và làm việc, hay làm quà tặng cho bạn bè, người thân hoặc đối tác kinh doanh là vấn đề ngày càng được nhiều người quan tâm. Trống đồng là một vật phẩm linh thiêng, chứa đựng cả những giá trị văn hóa, phong thủy, nên mua trống đồng sao cho đẹp nhất, chất lượng nhất là một vấn đề rất quan trọng.

Điêu Khắc Sài Gòn ART tự hào là 1 cơ sở sản xuất và cung cấp các mẫu hoa văn trống đồng đẹp, với họa tiết hoa văn tinh xảo, chất lượng tốt nhất được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Tại đây, bạn không chỉ nhận được những sản phẩm hoa văn trống đồng đúc tinh xảo với giá cả phải chăng mà còn nhận được sự tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình cùng những chính sách mua hàng, bảo hành hấp dẫn.

Liên hệ