Điêu Khắc Rồng Quấn Trụ, Phù Điêu Rồng Quấn Trụ Trang Trí Đình Chùa

Điêu khắc rồng quấn trụ, phù điêu rồng quấn trụ 4

Điêu khắc rồng quấn trụ được làm bằng đá tự nhiên như đá xanh đen, đá vàng, đá trắng, đá hoa cương granite… bởi vì chúng gắn liền với sự tôn nghiêm, cao quý người xưa hay ví loài rồng là tượng trưng cho vua chúa vì thế rồng luôn xuất hiện ở những nơi có những kiến trúc xa hoa, lộng lẫy. Để tìm hiểu thêm về phù điêu rồng quấn trụ hãy xem những thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết.

Điêu khắc rồng quấn trụ, phù điêu rồng quấn trụ 3

Rồng quấn trụ hay thấy ở những nơi uy nghiêm như đình chùa, văn miếu

Rồng quấn trụ là gì?

Trong phong thủy rồng mang ý nghĩa là mang tới thịnh vượng, tiền tài và quyền lực cho gia chủ, và không những thế điêu khắc rồng quấn trụ còn có thể xua đuổi được tà ma, những tà khí xấu xung quanh gia đình bạn, cân bằng được âm dương. Chính vì thế mà nhiều nhà hiện nay luôn muốn trang trí hình rồng tại những nơi sang trọng nhất trong nhà của mình ví dụ như phòng khách.

Còn về ý nghĩa của rồng quấn trụ trong kiến trúc thì rồng được xuất hiện nhiều trong các bức phù điêu, tranh vẽ hoặc trạm nổi trên tường nhất là ở những cột đá rồng. Hình tượng rồng chính là hiện thân của sự hài hòa giữa nghệ thuật và sức mạnh. Nó mang một nét đẹp quyền lực, uy nghiêm mà cũng vừa mềm mại và uyển chuyển.

Điêu khắc rồng quấn trụ 1

Rồng mang tiền tài và quyền lực cho gia chủ

Khi sử dụng hình ảnh rồng để trang trí cho cột rồng đá hoặc chiếu người ta thường là sử dụng một cặp rồng đặt ở hai bên. Hai con rồng sẽ mềm mại, uốn lượng ngậm hòn ngọc minh châu, còn đầu rồng thì được thiết kế hướng ra cửa chính để có thể trấn yểm, trừ tà. Thường là rồng hay xuất hiện trong chùa nhất, chúng được hay sơn bằng màu vàng với màu đồng vì đây là màu mang yếu tố mệnh thổ mà rồng chính là hành thổ trong 12 địa chỉ thuộc hành thổ.

Trong tứ linh gồm Long, Lân, Quy, Phụng, rồng là con vật xếp đầu tiên và  cũng là quyền lực, thể hiện cho sự lãnh đạo tối cao, theo người xưa kể rằng rồng chính là đứa con của trời, chúng làm mưa, làm gió mang đến mùa màng bội thu và vạn vật sinh sôi, nảy nở. Bởi vì thế mà nhiều doanh nhân rất ưa chuộng trưng bày rồng trong phòng kinh doanh vì chúng có thể giúp họ làm ăn phát đạt. Rồng luôn nằm trong tư thế sẵn sàng bảo vệ, che chở.

Rồng hay uốn lượn trên mái đình rồi uốn cong theo cột đình của chùa, rồng nằm phục chầu bên tượng phật và đầu rồng có thể nâng bước chân của phật bà Quan Âm giữa biển khơi sóng gió.

Từ xưa đến nay rồng chính là thần thoại, trong phong thủy được mệnh danh là “long khí” chính là sinh lực của vũ trụ. Nó xuất và ẩn hiện trong lòng đất, gặp hung thì hóa cát. Rồng mà gắn liền với viên châu cho thấy được giá trị nhân văn cao quý, sự uyên bác và có tinh thần cao thượng lớn lao của đồng bào ta.

Điêu khắc rồng quấn trụ, phù điêu rồng quấn trụ 4

Điêu khắc rồng quấn trụ có ý nghĩa gì?

Trong kiến trúc hình tượng, rồng được sử dụng nhiều trong tranh vẽ, bức phù điêu và đặc biệt là cột đá. Tất cả đều nhằm mục đích trấn yểm theo quan niệm của phong thủy. Mặc dù tượng đá rồng, cột đá đồng trụ rồng, chiếu rồng,…không tỏa năng lượng hay trấn yểm mạnh như chất liệu đồng nhưng cũng mang lại giá trị không hề nhỏ.

Rồng là loài vật tượng trưng trong 12 con giáp, biểu tượng cho năng lượng của trời, đất – đại diện cho ông trời, tạo ra khí tiết, ánh sáng,…và được coi là hình tượng có ý nghĩa quan trọng đối với tâm linh. Theo quan niệm xưa, long khí sinh ra là sinh lực của vũ trụ, tồn tại trong lòng đất tạo ra long mạch. Rồng là loài vật đứng đầu trong muôn loài nên thường xuất hiện trong cung đình xưa.

Điêu khắc rồng quấn trụ còn giúp không gian sử dụng trở nên bề thế, uy nghiêm, sự hưng thịnh của gia tộc, con cháu. Khi sử dụng cột đá rồng trang trí cho nhà thờ, khu đình chùa,…sẽ luôn sử dụng một cặp rồng ở hai bên cột đá, hai con rồng sẽ uốn lượn ngậm ngọc minh châu; đầu rồng hướng ra phía ngoài cửa thể hiện sự trấn yểm, trừ tà.

Điêu khắc rồng quấn trụ, phù điêu rồng quấn trụ 9

Lưu ý khi lựa chọn và thi công điêu khắc rồng quấn trụ

Khi lựa chọn và thi công điêu khắc rồng quấn trụ cho các đình chùa, khu lăng mộ, nhà thờ họ, gia tộc,…cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Tìm mua tại các đơn vị cung cấp uy tín, không nên mua hàng trên các trang thương mại điện tử kém uy tín.

  • Kiểm tra kỹ càng chất lượng cột đá rồng trước khi mua, chú ý tới các họa tiết vân đá để không nhầm lẫn với các vết nứt.

  • Xem xét kỹ lưỡng vị trí đặt cột để chọn mua mẫu cột có kích thước phù hợp.

  • Nên tham khảo ý kiến của thầy phong thủy trước khi đặt cột, không nên tùy tiện sẽ ảnh hưởng tới khí tài của nơi thờ cúng.

  • Khi thi công lắp đặt cần phải đảm bảo xử lý lớp nền tốt, bằng phẳng và chống thấm tốt. Cột đá chính là trụ đỡ cho phần mái nên cần phải chú ý tới.

  • Trọng lượng và kích thước của cột đá rồng khá lớn nên sử dụng máy móc hiện đại trong quá trình thi công lắp đặt, hạn chế rủi ro.

  • Trong quá trình sử dụng cần phải thường xuyên vệ sinh, loại bỏ bụi bẩn.

Điêu khắc rồng quấn trụ, phù điêu rồng quấn trụ 17

Hình tượng rồng quấn trên trụ qua các thời kỳ

Vào mỗi thời kỳ, hình tượng rồng quấn trên cột lại được chạm khắc lại mang một hình dáng, đặc thù khác nhau, cụ thể:

  • Thời kỳ Lý – Trần: Rồng là sự hòa trộn hoàn hảo của người Việt, sự cân bằng giữa văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa tạo nên một nét riêng biệt. Đây cũng chính là tinh hoa thể hiện sự độc lập toàn vẹn về tư tưởng, chủ quyền của người Việt với Phương Bắc. Hình tượng rồng trên cột trong thời kỳ này không có sừng, răng nanh, thân rồng tròn giống rắn, thân trơn, không có vảy.

  • Thời Lê Sơ trở đi: Điêu khắc rồng quấn trụ không mang những đặc điểm của thời kỳ trước do các công trình kiến trúc của thời Lý – Trần bị đập phá và sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo nên hình ảnh rồng trên cột mang khuynh hướng của văn hóa Trung Hoa. Rồng của Việt Nam trong thời kỳ Lê Sơ – đến thời Nguyễn mang hoàn toàn đặc tính của rồng Trung Quốc.

  • Điêu khắc rồng quấn trụ hiện nay: Việc phục dựng hình tượng rồng trong thời kỳ Lý – Trần tại các cơ sở chế tác hiện nay còn nhiều hạn chế. Một phần là do người chế tác ít được tiếp xúc với cách thể hiện rồng của thời kỳ trước, phần khác là ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng lớn đến cách thể hiện phong thủy và yếu tố tâm linh khác. Vậy nên, khi chạm khắc họa tiết rồng trên cột đều lấy hình tượng rồng của Trung Quốc làm quy chuẩn.

Điêu khắc rồng quấn trụ, phù điêu rồng quấn trụ 5

Tổng hợp mẫu điêu khắc rồng quấn trụ đẹp tại Điêu Khắc Sài Gòn ART

Điêu khắc rồng quấn trụ, phù điêu rồng quấn trụ 16

Điêu khắc rồng quấn trụ, phù điêu rồng quấn trụ 6

Điêu khắc rồng quấn trụ 15

Điêu khắc rồng quấn trụ 14

Điêu khắc rồng quấn trụ 13

Điêu khắc rồng quấn trụ, phù điêu rồng quấn trụ 12

Điêu khắc rồng quấn trụ, phù điêu rồng quấn trụ 11

Điêu khắc rồng quấn trụ, phù điêu rồng quấn trụ 8

Điêu khắc rồng quấn trụ, phù điêu rồng quấn trụ 10

Điêu khắc rồng quấn trụ, phù điêu rồng quấn trụ 7

Đơn vị điêu khắc rồng quấn trụ, phù điêu rồng quấn trụ tại TPHCM

Muốn điêu khắc rồng quấn trụ đẹp hãy liên hệ ngay với chúng tôi, công ty Điêu Khắc Sài Gòn ART sẽ có những mẫu điêu khắc rồng quấn cột đẹp nhất và những sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo quý khách hàng sẽ hài lòng, chúng tôi cam kết đem lại cho bạn một không gian đẹp và thoải mái cho chính công trình của bạn.

Mong rằng, nội dung thông tin trên đây về cột đá rồng sẽ giúp ích bạn; từ đó đưa ra quyết định chọn mua phù hợp.

Liên hệ