Hướng Dẫn Làm Tranh Phù Điêu Gỗ Giá Rẻ

Làm tranh phù điêu gỗ giá rẻ

Điêu khắc gỗ là loại hình nghệ thuật ứng dụng đã được con người sử dụng trong nhiều thế kỷ. Phù điêu gỗ là sản phẩm phổ biến nhất trong lịch sử của ngành điêu khắc gỗ. Phù điêu bằng gỗ là một trong những sản phẩm điêu khắc đầu tiên xuất hiện trong các nền văn minh cổ đại như Hy Lạp và Ai Cập.

Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu phù điêu gỗ là gì, tại sao nó độc đáo, và cách chế tác phù điêu gỗ như thế nào.

Phù điêu gỗ là gì ?

Phù điêu gỗ là loại hình nghệ thuật, mà ở đó gỗ được chế tác thành một bức tranh. Gỗ được chạm khắc để tạo thành độ sâu, từ đó phần nổi lên sẽ tạo thành các hình ảnh. Điêu khắc phù điêu gỗ bắt đầu với một tấm gỗ phẳng, người thợ sẽ sử dụng các công cụ của mình để chạm khắc, tạo nên các phối cảnh 3 chiều của các vật thể.

Hướng dẫn làm tranh phù điêu gỗ giá rẻ 1

Thợ điêu khắc thường bắt đầu bằng cách phát họa ý tưởng trên giấy. Sau đó, người thợ sẽ bắt đầu dùng dụng cụ để tách gỗ khỏi mặt phẳng, thực hiện các đường cong, vết cắt cần thiết. Phù điêu gỗ được chia làm 2 loại nông và sâu. Về cơ bản, phù điêu gỗ là sản phẩm được hoàn thành từ một miếng gỗ, trong đó người thợ sử dụng các vết cắt khác nhau để tạo chiều sâu và làm cho các vật thể trở nên sống động.

Làm tranh phù điêu gỗ là một quá trình độc đáo, công phu, không giống với bất kì loại hình nghệ thuật nào khác, không chỉ về kỹ thuật mà còn về quy trình, thời gian hoàn thành và độ phức tạp mà nó yêu cầu.

Như vậy là bạn đã có cái nhìn sơ bộ về nghệ thuật chạm khắc phù điêu gỗ là như thế nào. Tiếp theo, chúng ta sẽ làm quen với các dụng cụ dùng để chế tác tranh phù điêu gỗ đẹp.

Những công cụ là thứ cho phép trí tưởng tượng của người nghệ nhân điêu khắc trở nên sống động. Có khá nhiều loại dụng cụ, nhưng tựu chung lại gồm 3 món chính :

Đục : đây là một trong những dụng cụ chính sử dụng trong nghề điêu khắc gỗ, và không kém phần quan trọng khi thực hiện chạm khắc nổi. Đục được sử dụng để cạo gỗ từ miếng gỗ bằng những cạnh phẳng của chúng.

Thông thường, người thợ điêu khắc sẽ dùng một chiếc đục lớn nhất để loại bỏ một lượng gỗ đáng kể. Sau đó sử dụng những chiếc đục nhỏ hơn để đục đẽo những phần chi tiết.

Đục thường được sử dụng cùng với vồ ( búa ), người thợ điêu khắc 1 tay cầm vồ và 1 tay sử dụng đục. Cái vồ sau đó đập vào tay cầm của cái đục, tạo lực đục xuống miếng gỗ. Đục có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau.Thường thì đục có phần lưỡi thẳng, tuy nhiên cũng có một số cái đục được vát hoặc xiên :

Đục vát : đục có các cạnh được vát cong thay vì thẳng.

Đục xiên : đục được chế tạo để cắt ở một góc nhất định, thường được làm đến 60 độ.

Chày vồ : được sử dụng kết hợp cùng với đục để tạo ra những vết cắt với độ sâu theo ý người thợ điêu khắc. Chày vồ truyền thống có hình dạng tương tự như một cái chai, với phần đầu là một miếng gỗ hình trụ. Hầu hết các cây vồ đều được làm bằng gỗ hoàn toàn, tuy nhiên ngày nay cũng có một số thợ gỗ thích sử dụng vồ cao su vì một vài lý do :

Cao su được sử dụng để làm chày vồ vì nó không gây tiếng ồn như gỗ, và nó cũng nhẹ nhàng hơn đối với tay cầm của người thợ. Nhược điểm duy nhất của vồ cao su là nó không tạo ra được nhiều lực như vồ gỗ.

Từng công cụ này được chế tạo để thực hiện gần như các loại cắt khác nhau để hoàn thành một sản phẩm tranh phù điêu gỗ. Bên cạnh đó, cũng tùy thuộc vào từng dự án, mà chất liệu gỗ được lựa chọn cũng sẽ khác nhau. Chọn đúng loại gỗ phù hợp cũng là khâu quan trọng không kém.

Loại gỗ nào là tốt nhất cho việc làm phù điêu gỗ ?

Đối với ngành điêu khắc phù điêu, thì không có loại gỗ nào là nổi bật thật sự so với phần còn lại. Bất kì loại nào cũng có thể được sử dụng, mặc dù gỗ mềm sẽ mang đến những kết quả tốt hơn. Gỗ cây chanh, bồ đào, thông trắng là một trong những cây gỗ mềm nhất và dễ làm việc nhất.

Những loại gỗ khó thực hiện nhất:

Cây Cherry : mặc dù có bề mặt bên ngoài khá đẹp, nhưng Cherry lại rất khó để chạm khắc.

Cây Phong đường : đây cũng là một loại gỗ khó điêu khắc và không được khuyến khích đối với những người mới bắt đầu.

Như vậy là chúng ta đã biết được những loại gỗ nào phù hợp cho việc điêu khắc. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về các bước điêu khắc phù điêu gỗ :

Để mang đến những sản phẩm đẹp nhất, người thợ chạm khắc phải tuân theo những giai đoạn sau :

1. Tạo mẫu :

Bước đầu tiên khi muốn điêu khắc trên gỗ, đó là người thợ sẽ vẽ ra một mô hình trên giấy hoặc carbon. Mẫu này sau đó sẽ đặt lên tấm gỗ, và ở nguyên đó cho đến khi tấm gỗ hoàn thành.

2. Chuẩn bị bảng gỗ để điêu khắc :

Bây giờ người thợ sẽ chuẩn bị miếng gỗ mà họ đã lựa chọn để làm sản phẩm. Trong quá trình chuẩn bị, thì miếng gỗ cần được đặt cố định lên một mặt phẳng vững chắc, vì chỉ cần một tí xê dịch khi chạm khắc cũng có thể làm hỏng tác phẩm.

3. Đặt mẫu lên bảng gỗ :

Việc này cần phải được thực hiện một cách chính xác, sao cho bảng gỗ vừa khít với mẫu giấy.

4. Bắt đầu tách gỗ ra khỏi bảng :

Mẫu vẽ đã được đặt lên bảng gỗ, và lúc này người thợ điêu khắc đã sẵn sàng để làm việc. Giai đoạn này người thợ bắt đầu công việc điêu khắc thật sự, loại bỏ phần gỗ dư thừa xung quanh mẫu, thiết lập các chi tiết cắt. Ở giai đoạn này, người thợ chủ yếu sử dụng công cụ vồ và đục.

5. Tạo độ nổi cho các đối tượng :

Khi sản phẩm đã bước đầu thành hình, nguời thợ sẽ khắc thêm chiều sâu cho tác phẩm đấy. Vật thể sẽ bắt đầu được chạm khắc để tạo nên khối nổi 3 chiều.

6. Tạo độ chi tiết cho đối tượng :

Khi đã có độ sâu, thì tiếp theo người thợ sẽ thêm vào chi tiết cho các đối tượng. Ví dụ, người thợ đã điêu khắc thành hình một con cá, với độ nổi khối, thì lúc này họ sẽ có thể chạm khắc để thêm vảy và các chi tiết khác đã phác thảo từ ban đầu.

7. Loại bỏ phần gỗ thừa :

Sau khi đã thêm các chi tiết, độ phức tạp mong muốn vào bức phù điêu gỗ, thì người thợ sẽ dọn dẹp toàn bộ phần gỗ thừa, mùn cưa, tùy theo sản phẩm sẽ cần phải chà nhám nền. Phần nền phải đủ mịn và phẳng để làm nổi bật lên độ sâu của bức phù điêu.

8. Hoàn thiện sản phẩm :

Cuối cùng, tác phẩm sẽ được xử lý để chống chọi lại được với thời tiết. Tùy thuộc vào loại gỗ mà nó có thể được sơn bóng, quét vecni phù hợp.

Sau 8 giai đoạn kể trên, thì sản phẩm đã hoàn thiện và có thể đưa vào sử dụng.

Một số bí quyết dành cho người mới 

Dưới đây là một số mẹo và thủ thuật mà người mới sẽ thấy hữu ích cho việc cải thiện kỹ năng chạm khắc của mình :

Sử dụng loại gỗ dễ điêu khắc :

Nên chọn loại gỗ mềm để những vết đục dễ đi theo ý muốn của mình hơn. Ngoài ra, không nên nhặt những mảnh gỗ sẻ vụn vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro nứt vỡ khi đang điêu khắc.

Chú ý thớ gỗ :

Trong một số trường hợp, người thợ sẽ cần khắc dọc, đôi khi là khắc ngang. Để hình dung được thớ gỗ chạy như thế nào trong miếng gỗ, hãy khắc một mảnh gỗ nhỏ ở góc để quan sát.

Luôn giữ cho dụng cụ điêu khắc được sắc bén :

Một lỗi phổ biến của thợ mới vào nghề đó là họ không mài lại dụng cụ đục khi chúng đã trở nên cùn. Một lưỡi đục cùn không chỉ dẫn đến lỗi sản phẩm, mà nó còn có thể gây thương tích cho người thợ.

Càng ngắn càng tốt :

Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng khi thực hiện điêu khắc cho nền miếng phù điêu gỗ. Sử dụng các vết đục dài tiềm ẩn nguy cơ lỗi sản phẩm và không thể khắc phục được. Các vết đục ngắn, nhỏ, liên tục sẽ giúp phù điêu đẹp trông sạch sẽ và tinh tế hơn.

Công ty TNHH Điêu Khắc Sài Gòn ART chuyên điêu khắc phù điêu gỗ đẹp, giá rẻ tại TPHCM và trên toàn quốc. Đội nghệ nhân điêu khắc vững tay nghề là thế mạnh nâng tầm cho những sản phẩm tranh phù điêu gỗ của chúng tôi. Mọi nhu cầu về điêu khắc thi công phù điêu gỗ, xin mời quý khách vui lòng liên hệ Điêu Khắc Sài Gòn ART để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ