Nghề điêu khắc đá có lẽ là đã quá quen thuộc với chúng ta hiện nay. Đây được coi là một trong những nghề truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Có lẽ, đây cũng là một nghề truyền thống hiếm hoi mà cho tới tận bây giờ vẫn có sự phát triển đi lên không ngừng. Hãy cùng Điêu Khắc Sài Gòn ART tìm hiểu qua bài viết dưới đây nha!
Điêu khắc đá là gì?
Điêu khắc đá là hình thức nghệ thuật lâu đời nhất còn tồn tại đến ngày nay. Nhiều khía cạnh di sản văn hóa nhân loại chỉ còn xuất hiện qua những tác phẩm bia đá cổ xưa. Tất cả đều là nhờ vào tính linh hoạt và tuổi thọ của đá. Những bức tượng nguyên khối, chữ viết cổ, và những hình vẽ tiền sử được chạm khắc, là những ví dụ đầu tiên nguyên thủy của nghệ thuật điêu khắc đá.
Từ những mục đích ban đầu đơn giản, là để khắc họa lại những hình ảnh trong cuộc sống của người cổ đại, điêu khắc đá đã phát triển thành một trong những mảng quan trọng nhất của nghệ thuật điêu khắc. Những kỹ thuật cơ bản và nguyên tắc điêu khắc đá đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước.
Công cụ điêu khắc đá
Công cụ sản xuất của nghề điêu khắc đá hiện nay bao gồm cả công cụ thủ công và các loại máy cơ giới.
Các loại công cụ thủ công mà người thợ hiện nay vẫn dùng như:
- Xà beng, búa tạ để khai thác đá.
- Con chạm, con vọt để bóc tách các lớp đá.
- Mũi xó: loại dùng để tách đá, loại dùng đục phác thảo.
- Mũi bạt để chặt đường thẳng hay cạnh góc vuông.
- Mũi ve để tạo các chi tiết trên sản phẩm, như khắc chữ, trang trí hoa văn.
- Mũi ngô để tạo các đường lượn tròn trên sản phẩm khi tạo chi tiết trang trí.
- Thước đo; cưa xẻ đá và cưa cắt vòng.
- Khoan để khoan các lỗ nhỏ, eo hiểm.
- Bàn mài làm bóng và nổi màu sắc cho sản phẩm.
Về các công cụ sản xuất bằng máy cơ giới: Đầu những năm 80 của thế kỷ XX, trong một số công đoạn sản xuất, người thợ đá đã bắt đầu sử dụng máy cơ khí hiện đại.
Hiện nay, máy móc thay thế các hoạt động thủ công ngày càng nhiều. Ứng dụng khoa học kỹ thuật góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng, năng suất và sự đa dạng của sản phẩm. Các thiết bị máy móc hiện đại được sử dụng trong nghề điêu khắc đá đa số được nhập khẩu từ Đài Loan, Nhật Bản, Đức, như: máy cắt của tời kéo, máy tiện, tời kéo tự động, máy cắt, palăng, khoan cầm tay…
Các loại đá sử dụng để điêu khắc
Hiện nay, thợ điêu khắc đá sử dụng rất nhiều loại đá khác nhau như:
Đá mácma
Đá hoa cương là một trong những loại đá cứng nhất cần rất nhiều kỹ năng khác nhau để có thể thao tác tạo hình với nó, chạm khắc trên loại đá này có thể gần như được xem là một nghề riêng biệt. Với sự kiên trì rất cao để có thể được chạm khắc vào đá hoa cương này và từ đó tùy thuộc vào kỹ năng của thợ điêu khắc đá sẽ cho ra các tác phẩm có độ chi tiết khác nhau.
Bởi vậy, cần rất nhiều kỹ năng để chạm khắc đá nhưng vì độ bền của nó mà nó được dùng trong nhiều mục đích khác nhau như đá lót sàn, đá lát đường, đê chắn sóng,… nên vẫn được rất nhiều người ưa chuộng loại đá này
Tuy nhiên đá mácma cũng có nhiều loại rất mềm như đá bọt và xỉ núi lửa rất dễ chạm khắc hay một số cứng hơn như đá vỏ chai hay đá bazan thì cần nhiều kỹ năng hơn để chạm khắc.
Đá biến chất
Đá cẩm thạch là loại nguyên liệu truyền thống của các nghệ nhân điêu khắc đá, nó được sử dụng và khai thác rộng rãi đặc biệt là đá cẫm thạch trắng.
Đá phiến cũng là một loại đá được sử dụng rất phổ biến đặc biệt khi xây dựng các tượng đài hay đài tưởng niệm vì nó khá dễ chạm khắc chữ. Và cấu trúc từng lớp mỏng của nó làm nó trở thành vật liệu lợp mái vô cùng phổ biến.
Đá trầm tích
Có rất nhiều cấu trúc nổi tiếng trên thế giới đã được xây dựng bằng đá trầm tích. Có hai loại chính của đá trầm tích được sử dụng trong công việc xây đựng đó là đá vôi và sa thạch.
Đá nhân tạo
Bê tông hay xi măng khi đông cứng có thể dùng để chế tác và có thể thay thế một cách dễ dàng nhưng chất liệu này lại không bền lắm, hiện nó thường được dùng để xây dựng các tượng đài hay lót đường một cách vừa túi tiền và có thể dễ sửa chữa khi hư hại hơn các loại đá tự nhiên, vì có thể dễ dàng đúc nó ra hình dáng cơ bản trước khi tiến hành chế tác chi tiết.
Quy trình điêu khắc đá cơ bản
Các nghệ nhân có thể đục tượng bằng phương pháp điêu khắc trực tiếp, tức là đục trực tiếp trên viên đá đã được chọn, chủ yếu dựa vào tính chất và hình dáng tự nhiên của đá và các phác thảo hoặc bản vẽ để điêu khắc thành tượng theo yêu cầu.
Tuy nhiên, để tạo được những tác phẩm điêu khắc chất lượng cao, đa phần các nghệ nhân đều chọn phương pháp điêu khắc gián tiếp, tức là sử dụng mẫu chi tiết theo tỷ lệ nhỏ hoặc bằng kích thước thật để chép qua chất liệu đá với các bước cơ bản dưới đây:
Ra phôi đá: Sau khi lựa chọn viên đá phù hợp, các nghệ nhân thường bắt đầu gọt bỏ những mảng lớn phần đá không cần đến bằng dụng cụ đục nêm, đục điểm và búa đục đá. Cạnh dụng cụ đục được đặt tựa vào phần đá và dùng búa gõ rớt ra với một lực được kiểm soát một cách khéo léo bởi các nghệ nhân.
Tạo dáng, chỉnh hình: Sau khi làm xong phôi tượng, các nghệ nhân dùng bút chì hoặc phấn đánh dấu chính xác lên đá và sử dụng các dụng cụ khác như đục răng cưa để chỉnh hình, tạo ma che cho tượng. Lúc này, các nghệ nhân dùng búa và đục với lực nông và tinh tế hơn.
Tạo chi tiết và hoàn thành tượng: Sau khi tạo được hình dáng cơ bản của tượng, các nghệ nhân dùng các dụng cụ mài giũa để đưa tượng về đúng hình dạng cuối cùng và loại bỏ những phần đá nhỏ còn dư thừa. Dụng cụ mài nhỏ sẽ được dùng để tạo ra những chi tiết tinh tế như các nếp gấp quần áo, các lọn tóc.
Đánh bóng: Bước cuối cùng, tượng được mài bóng bằng giấy nhám để làm nổi bật màu sắc của đá, các chi tiết bề mặt và tạo độ sáng bóng cho tượng. Các nghệ nhân dùng các dụng cụ mài bằng kim cương để tăng độ bóng bề mặt tượng.
Đơn vị điêu khác đá uy tín tại TP.HCM
Điêu Khắc Sài Gòn ART với đội nghệ nhân lành nghề, máy móc hiện đại, là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực điêu khắc đá. Công ty chuyên điêu khắc tạo hình theo mẫu, đầy đủ các chất liệu đá thông dụng như cẩm thạch, granit… thời gian thi công nhanh, giá cả phải chăng, giao hàng toàn quốc. Qúy khách hàng có nhu cầu thi công điêu khắc phù điêu đá, tượng đá, đài phun nước bằng đá… vui lòng liên hệ công ty để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.