Những Điểm Đặc Biệt Trong Nghệ Thuật Điêu Khắc Thời Lý

Điêu khắc thời Lý 4

Ở mỗi một thời điểm, phong cách trang trí luôn mang một nét đặc trưng khác nhau. Tuy không phải thời nào cũng nổi bật cũng thể hiện được sức mạnh như nhau. Nhưng có thể nói rằng ở mỗi một khoảnh khắc sẽ có những điểm đặc biệt không thể lẫn vào đâu được. Điêu khắc thời Lý luôn mang một nét cổ điển đặc trưng với tầng kiến trúc đồ sộ, phong phú, mở đường cho nhiều phong cách điêu khắc khác.

Phong cách điêu khắc thời Lý có những nét gì đặc biệt?

Với những hình ảnh được lưu truyền đến ngày nay thì có thể dễ dàng thấy được một điều rằng điêu khắc thời Lý mang một nét tinh vi, tỉ mỉ. Mang hơi hướng những hình ảnh của Phật Giáo. Hình ảnh đại diện cho sự tự do, thái bình, thịnh vượng.

Bên cạnh đó, những phong cách điêu khắc tại thời điểm này cũng bị ảnh hưởng khá nhiều của văn hóa Chăm. Ở đâu đó bạn có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh trên mặt đá của Chương Sơn (Hà Nam) mang hơi thở và dáng vẻ của phong cách điêu khắc của Chăm.

Nhưng có những chi tiết mang cái nhìn thuần Việt hơn đó chính là khuôn mặt của người vũ nữ không tròn bầu, nhìn lại có một chút vô cảm, xa xăm như những khuôn mặt Chăm mà mình có thể thấy. Khuôn mặt của người vũ nữ lại có gì đó tươi trẻ, năng động hơn rất nhiều.

Tượng Phật Chùa Phật Tích

Nhắc đến chùa Phật Tích có lẽ ai cũng biết đây chính là một công trình văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Tại chùa cho đến hiện tại vẫn còn lưu giữ khá nhiều hiện vật từ thời nhà Lý cho đến tận bây giờ.

Tuy nhiên, hiện nay thì do trải qua khoảng thời gian lâu mà ngôi chùa đã không còn nguyên vẹn nữa. Vẫn còn đang trong quá trình trùng tu lại và mở rộng thêm ra. Điểm đặc biệt ở ngôi chùa này đó chính là những thứ hiện vật mà nó vẫn còn được cất giữ đến tận bây giờ.

Giữa chùa có một pho tượng Phật màu xanh, lớn, đang ngồi thiền trên đài sen lớn với độ cao là khoảng 1,85m. Không chỉ có vậy, bên trong đóa hoa sen còn có những chi tiết đặc trưng cho điêu khắc thời Lý ngày xưa.

Điêu khắc thời Lý 3

Bức tượng Phật nổi tiếng tại chùa Phật Tích minh chứng cho một nghệ thuật điêu khắc vô cùng hoàn hảo

Ngoài những vật đó thì chùa còn có những di vật trong thời nhà Lý như: đá ốp tường, đấu kê,…Trên đó còn được khắc những họa tiết đặc trưng thường được sử dụng như họa tiết vũ nữ, các nhạc công, kim cương,…

Có một tập tục vẫn được lưu truyền đến ngày nay đó chính là vào ngày mùng 4 tết. Nhân dân tại chùa Phật Tích vẫn tiến hành những lễ hội truyền thống nhằm nhớ đến những vị tiền bối, ân nhân đã khai sinh ra ngôi chùa hùng vĩ này. Phật Tích hiện nay vẫn thu hút số lượng lớn người đến đây thăm quan.

Chùa Hương Lãng

Với vị trí nằm tại thôn Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Ngôi chùa Hương Lãng hay còn được gọi với cái tên đó chính là chùa Lạng. Đây là một trong những ngôi chùa có tuổi thọ lâu nhất hiện nay. Đây là ngôi chùa được Thái hậu Ỷ Lan cho xây dựng vào năm 1115.

Ngôi chùa này là dấu tích cho nghệ thuật điêu khắc thời Lý ngày xưa Những giá trị còn được lưu giữ tại ngôi Chùa này rất độc đáo. Nổi bật có thể kể đến các tượng như: tượng sư tử đá má có nhiều người hay gọi là tượng ông Sấm.

Điêu khắc thời Lý 2

Tượng sư tử ngàn năm tuổi tại chùa Hương Lãng cho thấy được nghệ thuật điêu khắc đặc trưng thời nhà Lý

Kết cấu của bức tượng sư tử được thiết kế tạo hình, điêu khắc từ một khối đá nguyên. Có chiều dài cao khoảng 2m, chiều cao khoảng 1,2m. Theo nhiều nguồn tin phỏng đoán thì đây có thể là bức tượng được đặt trong chính điện ngày xưa bởi những nét chạm khắc, tô vẽ của nó đều rất hoàn hảo, tỉ mỉ vô cùng.

Chùa Bà Tấm

Đây cũng là một ngôi chùa nổi tiếng được lưu giữ từ thời nhà Lý. Tương truyền chùa cũng chính do tay Hoàng Thái hậu Ỷ Lan cho phép xây dựng. Qua nhiều đời Chùa cũng được trùng tu về nhiều thứ.

Điêu khắc thời Lý 1

Tượng sư tử đôi tại chùa Bà Tấm còn được công nhận là bảo vật

Thượng điện (tam bảo) chính là nơi dùng để bày trí các pho tượng phật ở trong chùa. Các tượng như Tam thế, A di đà,…khi xây dựng được đặt trên một bệ thờ rất lớn được thi công bằng gạch. Bên dưới bệ thờ đó còn có chi tiết 2 đầu sư tử bằng đá được sử dụng rất nhiều vào thời nhà Lý.

Với những di vật còn sót lại cũng như đã trải qua những cuộc khảo sát về mặt lịch sử đã xác định những di tích này có từ thời nhà Lý. Chính vì vậy có thể thấy được một điều rằng nghệ thuật điêu khắc thời Lý đã được chăm chút một cách rất tỉ mỉ và hoàn hảo.

Tượng rồng thời Lý

Điêu khắc thời Lý 4

Rồng thời nhà Lý cũng có những nét đặc trưng riêng biệt chỉ có ở thời nhà Lý

Xem thêm: Nghệ thuật điêu khắc thời Trần có gì đặc biệt?

Hình ảnh rồng luôn gắn liền với những công trình điêu khắc nghệ thuật. Hầu như rất nhiều khu vực sử dụng biểu tượng này. Tượng rồng thời Lý cũng có những điểm khác biệt đặc trưng như: móng vuốt nhỏ, có 3 đốt, thân da trơn, không có vảy,…

Điêu khắc rồng thời Lý cũng vì vậy mà có những điểm khác biệt để có thể phù hợp với văn hóa dân gian thời bây giờ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *