Thiết Kế Thi Công Chùa Trọn Gói Tại Việt Nam

Thiết kế thi công chùa trọn gói 1

Thiết kế thi công chùa trọn gói từ lâu đã rất được nhân dân ta xem trọng. Đình chùa là nơi thờ cúng, nuôi dưỡng đời sống tâm linh của người dân nhiều thế hệ. Nhân dân mộ đạo đến đây để tìm kiếm sự yên bình trong tâm hồn, mong muốn sự bình an đến gia đình, công việc… Đình chùa còn là nơi dành cho những con người yêu những kiến trúc văn hóa dân tộc, kiến trúc đẹp… đến chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử hay tâm linh.

Thiết kế thi công chùa trọn gói 1

Thiết kế thi công chùa tại Việt Nam

Kiến trúc chùa tại Việt Nam

Chùa Việt Nam thường không phải là một công trình mà là một quần thể kiến trúc, gồm những ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau. Tùy theo cách bố trí những ngôi nhà này mà người ta chia thành những kiểu thiết kế thi công chùa khác nhau. Tên các kiểu chùa truyền thống thường được đặt theo các chữ Hán có dạng gần với mặt bằng kiến trúc chùa.

Kiến trúc chùa Việt Nam được xây dựng và phát triển khá đa dạng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau và không gian khác nhau, ở các phong cách kiến trúc địa phương. Chùa kiểu chữ Tam phổ biến hơn miền Nam hơn ở miền Bắc. Chùa của người Mường làm bằng tranh tre đơn giản. Chùa của người Khmer xây theo kiến trúc của Campuchia và Thái Lan – vốn ảnh hưởng văn hóa của đế chế Khmer. Chùa của người Hoa cũng có sắc thái kiến trúc riêng.

Thiết kế thi công chùa trọn gói 2

Kiến trúc tại chùa Việt Nam – xưa và nay

Chùa Việt Nam: Việt Nam hiện có 14.775 ngôi chùa, chiếm 36% tổng số di tích Việt Nam. Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Tuy nhiên, một số chùa Việt Nam ngoài thờ Phật còn thờ thần (điển hình là thờ các vị thiền sư: Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Trần Nhân Tông và Lý Thần Tông), thờ tam giáo (Phật – Lão – Khổng), thờ Trúc Lâm Tam tổ. Và kiến trúc chùa tại Việt Nam thường có:

Tam quan: Tam quan là bộ phận không thể thiếu trong thành phần chùa Việt Nam, là cổng vào chùa, thường là một ngôi nhà với ba cửa vào. Có nhiều chùa có hai tam quan, một tam quan nội và một tam quan ngoại. Tầng trên của Tam quan có thể dùng làm gác chuông.

Sân chùa: Qua Tam quan là đến sân chùa. Sân của nhiều chùa thường được bày đặt các chậu cảnh, hòn non bộ với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa. Diện tích của sân chùa phụ thuộc vào những điều kiện và đặc điểm riêng của từng chùa. Trong sân chùa, đôi khi có các ngọn tháp được xây dựng ở đây như ở chùa Dâu, chùa Thiên Mụ.

Thiết kế thi công chùa trọn gói 4

Thiết kế thi công chùa xưa và nay

Bái đường: Chùa Bái Đính, Ninh Bình

Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là nhà bái đường (hay còn gọi là tiền đường, nhà thiêu hương). Để đi được đến đây thường phải đi lên một số bậc thềm. Ở nhà bái đường có thể đặt một số tượng, bia đá ghi sự tích của ngôi chùa, có thể đặt cả chuông, khánh nếu như ngoài cửa Tam quan không xây gác chuông. Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính. Thông thường người đến lễ chùa thắp hương ở đây. Số gian của bái đường tùy thuộc vào quy mô của chùa, nhỏ nhất là 3 gian, thông thường là 5 gian.

Chính điện: Qua nhà bái đường là chính điện. Giữa bái đường và chính điện có một khoảng trống không rộng lắm, để cho ánh sáng tự nhiên chiếu sáng. Nhà chính điện là phần quan trọng nhất của ngôi chùa vì nơi đây bày những pho tượng Phật chủ yếu của điện thờ Phật ở Việt Nam.

Hành lang: Chạy song song với chính điện, nối chính điện với hậu đường là hai gian hành lang, tạo thành một nhà ba gian.

Thiết kế thi công chùa trọn gói 5

Hậu đường: Qua nhà chính điện, theo đường hành lang ta đến nhà tăng đường (còn gọi là nhà hậu đường), cũng còn gọi là nhà tổ. Nhà hậu đường ở một số chùa trong miền nam Việt Nam liền sát sau nhà chính điện, ngay sau phía bàn thờ Phật.

Trong thực tế, chùa có nhiều biến thể khác nhau. Ở một số chùa, phía sau điện thờ Phật còn có điện thờ Thần, đó là loại chùa tiền Phật hậu Thần phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Có chùa có gác chuông ở phía trước, có chùa có gác chuông ở phía sau, có chùa gác chuông ở ngay trên cửa Tam quan, có chùa gác chuông lại ở trên nhà tổ.

Một số chùa có ngôi tháp lớn ở trước mặt, như chùa Dâu ở tỉnh Bắc Ninh, chùa Phổ Minh ở tỉnh Nam Định, nhưng một số chùa khác lại đặt các tháp ở hai bên chùa hay có vườn tháp riêng như chùa Trấn Quốc ở Hà Nội, chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh, Chùa Bổ Đà ở tỉnh Bắc Giang…

Ngoài công trình chính, chùa Việt Nam thường có vườn cây, vườn hoa được trồng và chăm chút cẩn thận. Nhiều chùa có cả giếng, ao, hồ sen…

Thiết kế thi công chùa trọn gói 3

Thiết kế thi công chùa trọn gói 6

Thiết kế thi công chùa trọn gói 7

Đơn vị chuyên thiết kế thi công chùa trọn gói uy tín tại Việt Nam

Nhằm đáp ứng nhu cầu thi công chùa chiền ngày càng tăng cao, công ty Điêu Khắc Sài Gòn xin hân hạnh mang đến dịch vụ thiết kế thi công chùa trọn gói. Chúng tôi sở hữu đội kiến trúc sư nhiều năm kinh nghiệm, am tường nhiều phong cách kiến trúc chùa, trong nhiều năm qua đã thi công nhiều công trình chùa chiền, đáp ứng nhu cầu của người dân. Mọi chi tiết xin quý khách hàng vui lòng liên hệ công ty cổ phần Điêu Khắc Sài Gòn để được tư vấn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ