Những bức tượng châu âu được điêu khắc công phu, lộng lẫy luôn là điểm nhấn trong phong cách nội thất Châu Âu, chúng thể hiện sự giản dị, hài hòa hay tráng lệ, hào nhoáng theo từng phong cách mà nhà điêu khắc tượng Châu Âu muốn gửi gắm vào.
Tổng quan về tượng Châu Âu
Nền điêu khắc phương Tây được hình thành từ thuở xa xưa thời kì đồ đá và phát triển đến thời điểm hiện tại. Tầm ảnh hưởng của nghệ thuật điêu khắc phương Tây không chỉ gói gọn trong các nước châu Âu. Các nước thuộc địa của phương Tây như Bắc Mỹ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc không kém. Chính vì thế, điêu khắc tượng châu âu nổi tiếng và lan rộng ra rất nhiều vùng lãnh thổ.
Từ thời cổ đại đến nay, điêu khắc phương Tây đã trải qua rất nhiều quá trình đổi mới. Nào là trường phái cách điệu hóa cho đến trường phái tả thực. Tất cả đều là do óc thẩm mỹ, tiêu chuẩn về cái đẹp thay đổi theo thời gian.
Nguyên liệu và phương pháp chế tác
Những nguyên liệu chính được người điêu khắc tượng Châu Âu thường hay sử dụng để điêu khắc đó là từ đá, nhưng là những loại đá phải mịn và có độ tinh luyện cao để chạm khắc ra những bức tượng có tỉnh thẩm mỉ cao và chi tiết.
Dù được làm từ vật liệu gì, kỹ thuật chế tác tượng cũng như các công cụ là như nhau. Tuy nhiên, trường phái Phục Hưng tập trung rất nhiều vào chi tiết. Vì thế, công đoạn phác thảo rất cần thiết. Ngoài ra, bước mô hình bằng đất sét cũng quan trọng không kém. Vì vậy, có thể nói, điêu khắc phong cách Phục Hưng quan trọng nhất chính là khâu tạo hình.
3 phong cách thời thượng khi điêu khắc tượng châu Âu
Phong cách Baroque
Baroque hay còn được gọi là Ba-rốc có khởi nguồn từ Rome, sau đó lan rộng khắp nước Ý và các quốc gia phương Tây vào giữa 1600 và 1750, rồi trở nên thịnh hành nhất tại Pháp, Áo và Tây Ban Nha.
Chất liệu chủ yếu của những bức tượng mang phong cách Baroque là đồng bóng và cẩm thạch, chúng có hình dạng bất đối xứng, màu sắc mạnh, hiệu ứng tương phản trực tiếp liên quan đến Kháng cải cách – một phong trào trong giáo hội Công giáo thời kì đó.
Gianlorenzo Bernini là bậc thầy điêu khắc trong thời kỳ Baroque, sự nghiệp của ông kéo dài 70 năm cùng vô vàn tác phẩm đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị nghệ thuật. Những bức tượng của ông có hình dáng uyển chuyển, thanh thoát và mềm mại dù bản chất chúng chỉ là những khối đá cẩm thạch.
Hiện nay, điêu khắc tượng Châu Âu nói riêng và nghệ thuật nói chung theo phong cách Baroque vẫn được trưng bày tại khắp các địa điểm nổi tiếng trên thế giới như cung điện, nhà thờ, vườn ngự uyển… thu hút sự chú ý của khách du lịch.
Phong cách La Mã
Điêu khắc La Mã bị ảnh hưởng sâu sắc từ Hy Lạp, với chất liệu chủ yếu bằng đá và thường được thể hiện dưới hình thức chân dung. Tượng được tạc theo tỉ lệ thực tế, khắc họa những vị thần, những vị anh hùng, những cuộc phiêu lưu huyền thoại.
Những bức tượng phong cách này thể hiện sự hào hùng, bi tráng theo tinh thần chiến binh quả cảm Hy Lạp. Hiện tại, điêu khắc tượng Châu Âu đế chế La Mã vẫn được ưa chuộng và trưng bày tại rất nhiều nhà thờ, quảng trường hay công trình dân sự bởi sư uy nghiêm, anh dũng của một thời đại huy hoàng.
Phong cách Phục Hưng Ý
Tiền thân của phong cách Baroque, điêu khắc thời kì Phục Hưng Ý có xuất phát điểm rõ nét hơn hẳn với sự giành quyền xây dựng Nhà thờ Florence. Ghiberti – người chiến thắng, đã lột tả một nghệ thuật tân thời khác hẳn so với nghệ thuật Gothic trước đây. Những bức tượng mang phong cách này đến bây giờ vẫn dành được sự ưu ái nhất định từ người đam mê nghệ thuật, nhất là điêu khắc, phù điêu.
Ngoài Ghiberti, Phục Hưng Ý còn gắn liền với tên tuổi của Michelangelo – nhà điêu khắc vĩ đại của thế giới. Những kiệt tác của ông luôn làm thế giới kinh ngạc vì tính chân thực, công phu của nó, điển hình phải kể đến Pieta (Đức Mẹ Sầu Bi), Bức họa trên trần Nhà thờ Sistine tại Rome, Tượng David,…
Trường phái tân cổ điển trong điêu khắc Châu Âu
Nửa cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, trường phái tân cổ điển lan rộng khắp châu Âu. Kiến trúc, hội họa và kể cả điêu khắc đều chịu ảnh hưởng của phong cách này. Trường phái này bắt đầu ở Rome và lan rộng đến Pháp, Anh, Đức, Thụy Điển, Nga và Mỹ.
Tiếp nối nghệ thuật Baroque và Rococo, trường phái Tân cổ điển ra đời. Phong cách Tân cổ điển có phần giống điêu khắc Hy Lạp và Roman cổ hơn thời Phục Hưng.
Các bức tượng điêu khắc nghệ thuật trong thời tân cổ điển được đánh giá là cao và mang nhiều ý nghĩa trừu tượng, tạo cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ. Tượng điêu khắc Hy Lạp, điêu khắc tượng Công Giáo, tất cả đều tạo nên những nét đặc trưng riêng. Đây đều là những tư liệu quý gia dành cho những thế hệ sau có thể học hỏi và chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật mang tính lâu đời.
Một số mẫu tượng Châu Âu đẹp tại Điêu Khắc Sài Gòn ART