Điêu Khắc Là Gì? Cùng Tìm Hiểu Nghệ Thuật Điêu Khắc

Nghệ thuật điêu khắc 1

Điêu khắc là loại hình nghệ thuật mang lại nhiều giá trị về cả vật chất và tinh thần. Điển hình có thể thấy các tác phẩm lịch sử như các bức tượng mang giá trị lịch sử, ý nghĩa chính trị, là biểu tượng mang tầm quốc gia, quốc tế. Cùng Điêu Khắc Sài Gòn tìm hiểu những giá trị sâu xa của loại hình nghệ thuật này.

Nghệ thuật điêu khắc 1

Nghệ thuật điêu khắc là gì?

Điêu khắc là hình thức tạo vật 3D, các tác phẩm được tạo hình từ gỗ, đá, kim loại hay thủy tinh. Ngoài ra còn có rất nhiều tác phẩm được tạo từ đất sét, nhựa, polymer, dệt may và các kim loại nhẹ khác. Điêu khắc không chỉ là tác phẩm được tạc ra mà còn là không gian trưng bày bao gồm âm thanh, ánh sáng,..

Hình thức tạo lên một tác phẩm có rất nhiều, có thể đục, đẽo, tạc, bỏ phần thừa đi hoặc lắp ráp, hàn gắn thêm những phần cần thiết. Nghệ thuật trong ngành công nghiệp này có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, giúp môi trường được cải thiện, khi những vật liệu tái chế có thể sử dụng làm khuôn đúc, điều chế.

Nghệ thuật này ngày trước được ít người ưa chuộng, nhưng giá trị mà nó mang lại to lớn, nên các sản phẩm này được trưng bày trong các triển lãm lớn thu hút rất nhiều người. Bộ sưu tập điêu khắc rất đồ sộ có thể gọi nó là một khu vườn.

Lịch sử ra đời và phát triển của nghề điêu khắc

Nghề điêu khắc đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, các tác phẩm vĩ đại đã qua bàn tay của các nghệ nhân điêu luyện hiện nay để lại cho nhân loại các tượng đá không những là tác phẩm có giá trị, mà còn là biểu tượng của quốc giá. Ví dụ như biểu tượng nữ thần tự do ở Mỹ, tượng chúa Jesus cứu thế giới ở Brazil hay tượng Merlion ở Singapore là những minh chứng điển hình.

Nghệ thuật điêu khắc 2

Tác phẩm tương điêu khắc đẹp đầy tính nghệ thuật

Nghề điêu khắc ở Việt Nam đã và đang tiếp tục phát triển, nhưng lịch sử ra đời của nghề này thì không phải ai cũng biết và biết chính xác. Vì vậy hãy cùng điểm qua những giai đoạn phát triển của nghề này.

Từ thời Cổ đại đến Trung cổ

Thời Cổ đại những hang đá được những người tiền sử tạo ra, những hình ảnh thô sơ biểu thị cuộc sống của người nguyên thủy chính là các tác phẩm đầu tiên. Thời này điêu khắc đã hình thành nhưng chưa có cái tên rõ ràng đặt cho nó, nó chỉ mơ hồ được tạo ra bởi sở thích hoặc một mục đích nào đó.

Rất nhiều các di tích cổ được để lại từ rất lâu đời, được các nhà địa chất học và khảo cổ học tìm kiếm từ lòng đất. Kiến trúc xây nhà thời trung cổ, nhưng lâu đài uy nga, tráng lệ của vua chúa. Các con rồng con phượng được tạc trên ngai vua hay điển hình là 2 con sư tử hầu như đầu có trước cửa nhà của mỗi gia đình.

Thời Phục hưng

Thời kỳ này các tác phẩm của Việt Nam đã mang chất Việt nhiều hơn ngày trước, không phải là con rồng, con phượng hay con sư tử nữa, mà là các tác phẩm mô tả các vị anh hùng đã hy sinh cho tổ quốc. Những nơi tưởng niệm, tưởng nhớ các vị anh hùng điều có tạc tượng hình ảnh thực của vị anh hùng đó, hay những con rùa ở Văn miếu Quốc tử giám cũng là hình ảnh rất nghệ thuật chất Việt.

Thời Hiện đại

Điêu khắc hiện đại đã phát triển lên một tầm cao mới với đa dạng các tác phẩm, mang nhiều nét đặc trưng được kết hợp trong một tác phẩm. Ngày nay khi công nghệ phát triển, mọi mặt điều phát triển thì việc học hỏi từ nước ngoài rất nhiều, nên các tác phẩm có phần đa dạng hơn, màu sắc hơn, quan trọng vẫn giữ được cốt lõi của một tác phẩm.

Ví dụ các tác phẩm Phật thờ được các nghệ nhân phát triển thành nhiều hình dạng phong phú như Phật ngồi, Phật nằm,…

Ba xu hướng lớn của điêu khắc trên thế giới

Ba xu hướng lớn của điêu khắc trên thế giới hiện nay là hiện thực, trừu tượng và biểu hiện. Xu hướng hiện thực là mang những khoảnh khắc chân thực của đời sống hàng ngày vào tác phẩm, khi mọi người thưởng thức điều nhìn ra giá trị sâu xa của tác phẩm. Các tác phẩm thuộc thể loại hiện thực có rất nhiều và vẫn luôn thịnh hành từ ngày xưa đến nay.

Thể loại trừu tượng là các tác phẩm khó để nhìn ra được ý nghĩa sâu xa của tác phẩm, chỉ những người hiểu về tác phẩm, kết hợp, liên tưởng nhiều hình ảnh khác nhau mới có thể suy diễn ra ý nghĩa một tác phẩm trừu tượng. Thể loại này rất được yêu thích vì nó giống như một bài toán khó, nghệ nhân tạo ra tác phẩm là người có đáp án và mọi người còn lại phải giải bài toán đó.

Nghệ thuật điêu khắc 3

Kiến trúc vĩ đại

Thể loại biểu hiện là thể loại dùng cả hình ảnh và ngôn từ kết hợp trong tác phẩm, thực sự những tác phẩm thể loại này rất rất khó để hoàn thiện.

 Lịch sử điêu khắc của người Việt

Theo người xưa truyền miệng lại thì ông tổ nghề của người việt là ông Huỳnh Bá Quát, ông này nổi tiếng vì ông khai sáng ra làng nghề này. Khi ông chuyển vào Thanh Hóa định cư ông đã chế tác ra nhiều dụng cụ như cối giã tiêu, cối xay gạo, các hòn đá chì,.. Sau đó ông thấy nghề này mang lại lợi nhuận nên đã truyền nghề lại cho con cháu trong gia đình và những người thân cận.

Các tác phẩm của thời đại trước chủ yếu để phục vụ đời sống như chày, cối, thuyền bè, bia mộ, rồng phượng,… hoặc các vật phẩm để trưng bày trong nhà. Ngày nay các tác phẩm không chỉ phục vụ đời sống vật chất mà còn phục vụ đời sống tinh thần, mang lại nhiều giá trị về nhiều mặt khác nhau.

Điêu Khắc Việt Nam trải qua nhiều thời kỳ thời trần, thời lý, thời đinh và thời kỳ nào cũng tạo được dấu ấn riêng đậm nét các tác phẩm được tạo hình trên mọi chất liệu như đá, gỗ, gạch và được cham khắc trên các công trình lăng tẩm, cung điện, chùa chiền, đình làng…

Các thể loại của điêu khắc

Tượng tròn: chân dung, toàn thân, tượng vườn, bản thân, tượng trang trí.

Tượng đài: là các tượng mang giá trị, ý nghĩa lịch sử thường các tác phẩm rất đồ sộ chiếm không gian lớn. Hình ảnh các bức tượng lịch sử có tầm cỡ và quy mô quốc gia hay thậm chí là quốc tế, nên các tác phẩm này khi cho ra đời phải thật chỉnh chu.

Phù điêu: hay còn gọi là chạm nổi, đắp nổi, chìm, lộng, cao, thấp, bong-kênh.

Dây thép uốn, căng, treo: tạo hình thể loại này rất đa dạng và không giới hạn không gian đặc biệt, bên trong thì hoàn toàn trống rỗng, nên có thể thỏa sức sáng tạo nếu chọn thể loại này.

Tượng bán thân

Các phương pháp tạo hình

Tạc

Phương pháp tạc chủ yếu được tạo trên vật liệu là chất rắn, gỗ, đá,.. dùng dụng cụ là đục để loại bỏ các phần thừa trên vật liệu đó. Có thể dùng đất nặn để tạo các hình tượng khác để lắp ráp vào hoặc có thể đúc thành khuôn.

Nghệ thuật điêu khắc 4

Tạc tượng

Đúc

Đúc là sử dụng các khuôn mẫu có sẵn để tạo ra hình dạng giống như khuôn, chất liệu chủ yếu là các chất lòng khi đổ vào khuôn và sau đó động đặc lại sẽ tháo lớp khuôn ra và thu được tác phẩm. Các chất liệu như đồng, thạch cao, xi măng, gang, nhựa, nhôm,..

Đúc tượng điêu khắc bằng đồng

Đức tượng

Gò là phương phát dùng tác dụng nhiệt tác động trực tiếp lên tác phẩm để thay đổi hình dạng như mình mong muốn, các chất liệu gò là kim loại được cán mỏng.

Gò tượng điêu khắc

Gò tượng

Nặn 

Nặn tượng điêu khắc bằng tay

Các chất liệu tạo hình điêu khắc

Đá: được hình thành từ các biến đổi địa chất.

Đồng: là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố, là kim loại dẻo có độ dẫn nhiệt và dẫn điện cao.

Gỗ: được khai chủ yếu từ cây cối, có các thành phần cơ bản như xenluloza, hemixenluloza, lignin và một số chất khác.

Gốm: được phát hiện ra khi con người phát minh ra lửa và rời khỏi hang để cất nhà, gốm lấy từ hợp chất đất sét, đất, bột, nước.

Thạch cao: là khoáng vật trầm tích hay phong hóa rất mềm.

Xi măng: xi măng được tạo từ clinker, thạch cao thiên nhiên, phụ gia (vỏ sò, đất sét).

Cát: có nguồn gốc từ tự nhiên bao gồm các hạt đá, khoáng vật nhỏ và mịn.

Một số mẫu tượng điêu khắc đẹp tại Điêu Khắc Sài GònTượng cô gái đổ nước lớn có cánh

Tượng Thiên Thần Bê Chậu Hoa Composite

Tượng Thần Biển Composite

Tượng Nữ Chiến Binh 1.2m Composite

Tượng Thần Biển Giữ Ngựa Composite

Tượng thần bốn mùa composite

Tượng cô gái đeo hoa composite

Tượng Nữ Thần Châu Âu Composite

Tượng Chiến Binh La Mã 1.9m Composite

Thiết kế thi công tương khỏa thân hóa thân 6

Thiết kế thi công tương khỏa thân hóa thân 4

Thiết kế thi công tương khỏa thân hóa thân 1

Điêu khắc tượng thiên thần có cánh 6

Điêu khắc tượng Karaoke 2

Điêu khắc tượng Karaoke 3

Cung Cấp Tượng Xin Chào Khách Đặt Vị Trí Cổng 6