Ông Thần Tài Đặt Bên Trái Hay Phải Để Đem Lại Tài Lộc, May Mắn?

ông thần tài đặt bên nào 3

Trên bàn thờ Thần tài ông Địa thường có những gì, nếu bạn đến các doanh nghiệp, những nơi kinh doanh thì sẽ thấy bàn thờ ông địa có rất nhiều vật cúng. Đó là những lễ vật thiết yếu cần có trên bàn thờ và bạn cần nắm rõ. Trước tiên bạn phải biết tượng ông thần tài đặt bên trái hay phải và cách bố trí bàn thờ. Hãy cùng Điêu Khắc Sài Gòn ART cùng tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây!

ông thần tài đặt bên nào 1

Vị trí ngồi của ông địa, thần tài ở đâu?

Bàn thờ ông thần tài đặt bên trái hay phải?

Bàn thờ thần tài và thổ địa còn một điểm mà bạn rất phải để ý, đó là vị trí bên trái hay bên phải thì mới đúng phong thủy. Thần tài và thổ địa thường được thờ chung trên 1 bàn thờ, nhưng không thể hoán đổi vị trí cho nhau.

Theo hướng nhìn từ chính diện vào thì ông Địa bên phải, ông Thần Tài bên trái. Bạn phải trang bị một hũ gạo, hũ nước, hũ muối đầy, và lưu ý cực quan trọng là các hũ này chỉ được thay vào thời điểm cuối năm.

Với các trường hợp gia chủ chỉ thờ duy nhất ông thần tài thì nên đặt ngay giữa bàn thờ, mặt quay ra cửa để đón khi lộc tài vận cho gia chủ.

Bàn thờ Thần tài ông Địa nên được bố trí như thế nào cho đúng phong thủy?

Bên cạnh tượng 2 vị thần thì trong bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa còn có nhiều vật phẩm khác, mỗi vật phẩm sẽ có vai trò, ý nghĩa riêng. Vị trí được đặt theo quy tắc từ trái sang phải, từ trong ra ngoài – Đông bình Tây quả. Cụ thể như sau:

Trong cùng của bàn thờ là 1 tấm bài vị Thần Tài – Thổ Địa có khắc chữ Hán danh vị của các vị Thần Tài – Thổ Địa. Tùy vào văn hóa mỗi vùng miền và quan niệm tâm linh, sẽ có những địa phương, gia đình không sử dụng Bài vị Thần Tài trong thờ cúng.

  • Tượng Thần Tài bên tả – Tượng Thổ địa bên hữu
  • 03 chóe đựng: Nước – Gạo – Muối theo thứ tự từ trái sang phải, đặt ở giữa 2 vị thần
  • 01 Bát hương được đặt ở chính diện bàn thờ, nên cố định bằng keo để bát hương không bị dịch chuyển trong quá trình lau dọn
  • 01 Đĩa trái cây được đặt bên phải bàn thờ – Bình hoa được đặt bên trái (Đông bình – Tây quả).
  • 01 Ống hương có thể đặt bên trái hoặc phải tùy ý
  • 01 Kỹ nước 5 chén hoặc 3 chén được đặt ở trước bát hương
  • 01 Nậm rượu đặt bên phải
  • 01 đèn thờ đặt bên trái
  • 01 Bát sứ nông lòng chứa nước sạch có rắc cánh hoa hồng hoặc hoa cúc (Minh đường tụ thủy) đặt ở ngoài cùng phía trước

ông thần tài đặt bên nào 2

Những vật phẩm thiết yếu bên bàn thờ

Đối với các bàn thờ có diện tích nhỏ, gia chủ có thể đặt 01 cặp chóe to đựng Muối và Gạo 2 bên bàn thờ và mâm bồng ở giữa.Ngoài ra các bạn có thể để ở bên cạnh 1 chậu cây Kim tiền để thu hút tài lộc, vừa trang trí được lâu dài. Ở nhiều nơi, gia chủ còn đặt Thiềm Thừ hay còn gọi là Kim thiềm (Cóc 3 chân ngậm tiền vàng) hoặc Tỳ Hưu trên bàn thờ để tăng vượng khí và tài lộc. Tuy nhiên cần lưu ý cách đặt, hướng đặt của các linh vật để mang lại hiệu quả phong thủy cao nhất

Nhìn chung, cách bày trí các vật phẩm trên ban thờ Thần Tài – Thổ Địa không quá khắt khe, quan trọng nhất vẫn là sự thành kính của gia chủ. Tùy vào văn hóa của mỗi vùng miền mà số lượng vật phẩm và vị trí bài trí vật phẩm sẽ khác nhau.

Cúng Thần tài Thổ địa cần chuẩn bị những gì?

Vào những ngày  Đại An, Tốc Hỷ, Tiểu Cát hoặc ngày lễ, Tết. Đặc biệt là ngày vía thần tài, gia chủ cần chuẩn bị một mâm lễ cúng Thần Tài – Thổ Địa để cầu mong những điều tốt đẹp, thuận lợi, làm ăn phát tài phát lộc

Mâm cúng thường bao gồm các vật phẩm như:

  • Thịt heo quay (bắt buộc phải có vì theo quan niệm dân gian Thần Tài thích ăn thịt heo quay)
  • Cá lóc nướng
  • Bộ Tam Sên: 01 miếng thịt heo luộc – 01 quả trứng luộc (có thể trứng gà hoặc trứng vịt) và 01 con Cua hoặc Tôm luộc
  • Bình hoa tươi: thường là các loại hoa màu sắc sặc sỡ như hoa hồng, hoa đồng tiền…
  • Trái cây tươi được rửa sạch, để ráo nước, là những loại trái cây có tên gọi may mắn như quýt, xoài, thanh long…
  • Bộ giấy tiền vàng mã cúng Ông Địa – Thần Tài

ông thần tài đặt bên nào 3

Những lễ vật cần có trong ngày lễ

Ngoài ra, gia chủ còn có thể dâng thêm các loại món ăn khác như xôi, chè… tùy vào văn hóa vùng miền và địa phương mà có thể có các vật phẩm thờ cúng khác nhau. Như một số địa phương ở miền Trung có thêm các loại khoai, sắn luộc để dâng lên bàn thờ cho tươm tất.

Các vị thần linh sẽ phù hộ, độ trí cho công việc, sức khỏe, sự phát đạt thành công sẽ đến với gia chủ.

Những lưu ý rất quan trọng khi thờ cúng ông Địa Thần tài

“Có thờ có thiêng – Có kiêng có lành”, bên cạnh những thông tin cơ bản trên gia chủ cần hết sức lưu ý những điều sau đây để tránh phạm phải những điều tối kỵ trong việc thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa:

  • Các vật phẩm trên bàn thờ như bát hương, chóe nước… trước khi đặt lên bàn thờ đều phải rửa sạch, tẩy uế bằng nước gừng
  • Cần lau dọn bàn thờ sạch sẽ hàng ngày, tuyệt đối không xê dịch bát hương khi lau dọn
  • Các vị Thần Tài – Thổ Địa phải đặt cao hơn bát hương để quan sát được toàn cảnh không gian nhà cửa
  • Không nên đặt hướng bàn thờ tùy ý mà không tham khảo những nguồn thông tin chính xác, sẽ gây tổn hao tài lộc…
  • Không được thiếu chóe đựng Nước – Gạo – Muối và Bát tụ lộc (Bát nước Minh đường tụ thủy)
  • Không sử dụng hoa quả bằng nhựa, không được để hoa quả trong thời gian dài, bị khô héo, hư hỏng, trên bàn thờ
  • Khi đặt Thiềm Thừ (Cóc ngậm Tiền) cần quay theo hướng vào ra phù hợp

ông thần tài đặt bên nào 4

Những lưu ý trong thờ cúng

Trên đây là giải đáp chi tiết của Điêu Khắc Sài Gòn ART cho câu hỏi “Ông thần tài đặt bên trái hay phải?”. Ngoài ra, chúng tôi còn lưu ý về một số điều trong quá trình thờ cúng ông Thần Tài – Thổ Địa mà nhiều khách hàng luôn thắc mắc. Chúng tôi mong rằng qua bài viết này sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn đọc.

Liên hệ